Làm sao để xây dựng cộng đồng gắn kết?

How to build a committed community on the blog
Shares

Mỗi blogger đều muốn có một cộng đồng gắn kết trên blog của mình. Nhưng làm thế nào để đạt được điều này? Khi nói đến sự đồng cảm, việc có thể áp dụng công thức thành công không phải là điều dễ dàng. Tuy nhiên, có một số quy tắc và hướng dẫn mà bạn có thể tham khảo để đạt được mục tiêu của mình.

Tôi sẽ không bắt đầu từ những điều cơ bản như cách viết blog đạt tiêu chuẩn, làm sao để quảng bá bản thân trên mạng xã hội, chất lượng nội dung, hoặc các phương pháp cơ bản của xây dựng liên kết.

Ở bài viết này, tôi muốn nhấn mạnh đến yếu tố mối quan hệ giữa người và người. Cụ thể, nếu người đọc phản hồi dưới blog của bạn hoặc mạng xã hội, hãy đáp lại. Nếu người đọc gửi tin nhắn cho bạn, hãy trả lời. Đừng phớt lờ, mà hãy trân trọng họ.

Xác định nhu cầu của bạn

Bạn có thực sự cần một cộng đồng gắn kết?

Đầu tiên, hãy xem xét những gì bạn cần. Mỗi tác giả đều muốn được đánh giá và có ý nghĩa trong những gì mình làm. Ngay cả khi bạn viết blog có mục đích bán hàng hoặc giới thiệu dịch vụ cho công ty, bạn vẫn sẽ muốn biết rằng có ai đó đọc những bài viết của mình.

Mỗi người viết muốn biết rằng sau nhiều tiếng ngồi trước màn hình soạn thảo và hoàn thiện nội dung tâm huyết, người đọc sẽ phản hồi thế nào.

Nhưng cảm xúc của người viết và mục tiêu của công ty không phải lúc nào cũng đồng nhất. Khác với người viết, công ty có mục tiêu thực tế hơn. Vậy câu hỏi đặt ra là làm sao bạn cần một cộng đồng gắn kết?

Sức ảnh hưởng của nhóm lĩnh vực

Có những ngành nghề rất cần sự trao đổi trong cộng đồng. Trong đó nổi bật ngành công nghiệp thời trang hoặc các tổ chức từ thiện, tổ chức chiến đấu chống nghèo đói hoặc bảo vệ động vật, yếu tố cộng đồng giữ vai trò rất quan trọng. Mặt khác, những lĩnh vực càng chuyên sâu và kỹ thuật ngành công nghiệp thì yếu tố cộng đồng tham gia ngày càng nhỏ.

Các blog về công nghệ, kinh doanh hoặc khoa học hiếm khi có một cộng đồng tham gia tích cực. Người đọc của những blog này không muốn để lại phản hồi. Nếu có câu hỏi, họ có xu hướng hỏi riêng tác giả.

Xây dựng cộng đồng rất cần thiết cho các lĩnh vực đòi hỏi kết nối sâu sắc như tổ chức từ thiện, giáo dục.
HÌnh từ Matheus Bertelli của Pexels

Mục tiêu bạn hướng đến là gì?

Một vấn đề bạn cần quan tâm là xác định mục tiêu của chủ blog. Nếu blog thuộc sở hữu công ty, mục tiêu của nó là bán hàng hoặc cung cấp giá trị cho khách hàng. Đối với tổ chức từ thiện, cộng đồng tham gia có ý nghĩa quan trọng. Nếu mục tiêu của blog là tạo tương tác thì việc đẩy mạnh xây dựng cộng đồng cũng đóng góp quan trọng không kém các bài viết chính, thậm chí còn quan trọng hơn.

Ngoài ra, bạn cần cân nhắc về cách xây dựng và tham gia cộng đồng. Chẳng hạn, độc giả có nên trò chuyện với nhau trong phần bình luận không? Có diễn đàn hoặc nhóm Facebook nào không? Cộng đồng có nên tương tác trên một trang mạng xã hội khác như YouTube hoặc Instagram không? Có cần cung cấp cách liên lạc với bạn qua email và tin nhắn riêng không?

Xác định được những điều này sẽ giúp bạn tương tác với cộng đồng của bạn hiệu quả hơn.

Yếu tố tương hỗ: Có qua có lại

Nền tảng của sự tham gia tích cực từ cộng đồng đều dựa trên nguyên tắc trao đổi. Nếu bạn muốn làm điều gì đó, hãy tận lực 100%. Không có biện pháp nửa vời, không có những lo lắng xa xôi.

Hãy chú trọng sản xuất nội dung có giá trị. Ví dụ, nếu bạn là một nhiếp ảnh gia, hãy cung cấp các mẹo hướng dẫn mọi người chụp ảnh tốt hơn. Nếu blog về kinh doanh, hãy giúp mọi người đưa ra quyết định sắc bén, logic hoặc giới thiệu những công cụ hỗ trợ công việc hữu ích. Đừng nản chí khi bạn không thấy nhiều lượt truy cập, ít bình luận hay lượt thích. Chỉ cần viết và làm tốt nhất có thể.

Hãy tách công việc sáng tạo và tạo nội dung khỏi công việc phân tích traffic và thực hiện các hoạt động tiếp thị. Khi bạn viết, hãy quên Google Analytics. Thay vào đó, luôn sáng tạo.

Tôi không đề xuất bạn loại bỏ phân tích và từ bỏ tiếp thị. Chỉ cần coi chúng như những hoạt động riêng biệt và xử lý chúng vào các thời điểm khác nhau. Nguyên tắc trao đổi đồng nghĩa với việc khi bạn tận tâm tận lực cho một việc gì đó, năng lượng này sẽ tự nhiên quay trở lại với bạn. Đó không phải là luật siêu nhiên xa vời mà đơn giản là tâm lý học. Nói cách khác, nếu bạn dành nhiều thời gian để xây dựng và vận hành blog một cách bài bản, độc giả sẽ phản hồi tích cực với bạn.

Có nhất thiết phải luôn can thiệp?

Tùy thuộc vào đặc điểm trang blog của bạn nên tuỳ chỉnh việc sản xuất nội dung có giá trị vì chúng ta không thể áp đặt một mong đợi cho mọi kế hoạch.

Blog chuyên môn & blog đời sống

Các blog chuyên gia và chuyên đề (ẩm thực, nhiếp ảnh, luật pháp, tài chính, v.v…) thường có một tỷ lệ truy cập từ Google rất cao. Nội dung của những blog này thường được gọi là “evergreen”, nội dung phổ quát. Chẳng hạn, với nội dung SEO, tài chính và luật pháp theo thời gian hầu như không có sự thay đổi. Đa số bài viết vẫn có giá trị dài hạn, được tìm kiếm và truy cập trong nhiều năm.

Nếu blog của bạn có nhiều lượt truy cập từ Google còn phần bình luận ít có tương tác thì cũng đừng lo, đây là một nét riêng của blog của bạn. Một số nhà quảng cáo chọn tài trợ cho bài viết SEO thay vì tổ chức cuộc thi mà vẫn bảo đảm về độ hiệu quả.

Lựa chọn nội dung blog phù hợp và cách tạo tương tác thường xuyên tuỳ theo tính chất trang blog của bạn.
Hình từ Karolina Grabowska của Pixabay

Có những blog với nội dung lối sống (lifestyle) hoặc người dẫn đầu ý kiến. Chúng chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. Trên các trang web như vậy, đa số khách truy cập là những người thường xuyên ghé thăm và cập nhật các thông tin mới từ blog của bạn.

Trao đi giá trị

Tôi không nói đến các chương trình khuyến mãi đặc biệt hoặc các cuộc thi và phần quà (giveaway) trên Facebook. Điều này liên quan đến việc mang lại cho độc giả những gì họ đến đây tìm kiếm. Nói cách khác, đó là về sự cam kết.

Nếu độc giả của bạn hỏi, bạn trả lời. Nếu họ cần tư vấn, bạn tư vấn. Dù có thể, không phải lúc nào họ cũng đồng ý với quan điểm của bạn, bạn nên giữ cái nhìn khách quan và cởi mở cũng như tôn trọng sự khác biệt, đồng thời không quên chia sẻ quan điểm của bạn nữa. Mỗi một bình luận có thể là một lời chào, một lời mời tham gia cuộc trò chuyện. Để duy trì sự tương tác, bạn cần thực hiện các cuộc đối thoại và thảo luận qua mục bình luận. Điều này sẽ thu hút hoặc khuyến khích người mới bày tỏ ý kiến của mình.

Nếu bạn muốn khuyến khích người dùng gửi tin nhắn trực tiếp, hãy sử dụng bản tin email (newsletter) của bạn. Thông qua newsletter, bạn có thể chia sẻ với người đăng ký những vấn đề mà bạn không đề cập trên blog. Họ sẽ cảm thấy riêng tư và gần gũi hơn với bạn, từ đó tăng khả năng phản hồi với bạn.

Quan trọng nhất đấy chính là hãy trung thực và là chính bạn. Đừng cố giả vờ rằng cuộc sống của bạn là hoàn hảo, với những bữa sáng xa xỉ, xe hơi đắt tiền và hoa tươi mỗi ngày. Mọi người thích xem những người như vậy, nhưng không nhất thiết muốn làm bạn bè với họ. Và bạn muốn độc giả là bạn bè của bạn, phải không?

Kết luận

Nãy giờ tôi đã chia sẻ những quy tắc mà bạn có thể dễ dàng tìm thấy trên Google. Tuy nhiên, tôi hy vọng rằng tôi đã gieo một số suy nghĩ có thể nảy mầm thành hành động và những hành động này sẽ giúp bạn thu hoạch được nhiều bình luận tuyệt vời từ người đọc.

Nói về cộng đồng, tại sao bạn không tham gia cộng đồng khách hàng của UltaHost? Chúng tôi luôn cố gắng xoá nhoà khoảng cách và giúp bạn trong quá trình vận hành doanh nghiệp của mình.

Trên con đường tiến đến thành công đó, bạn hãy cân nhắc lựa chọn những công cụ hỗ trợ tối ưu, bắt đầu với việc thay hệ thống lưu trữ WordPress Hosting của mình bằng máy chủ ảo VPS Hosting chất lượng cao hơn. Đặc biệt khi bạn leo lên các hạng trong lĩnh vực thương mại điện tử, bạn sẽ cần các giải pháp tân tiến hơn như chuyển dịch dịch vụ của bạn sang máy chủ chuyên dụng ảo.

Previous Post
What Is Productivity and How to Achieve It?

Năng suất là gì và làm sao để đạt được?

Next Post
Neuromarketing

10 kiểu tiếp thị trực tuyến quan trọng

Related Posts
 25% off   Enjoy Powerful Next-Gen VPS Hosting from as low as $5.50